13 dấu hiệu đánh giá hiệu quả SEO

13 dấu hiệu đánh giá hiệu quả SEO
3 (60%) 1 vote

13-dấu-hiệu-đánh-giá-hiệu-quả-SEO

Kiểm tra và đánh giá hiệu quả SEO là công việc cần thiết sau mỗi một gian đoạn làm SEO nhất định. Việc kiểm tra như vậy không chỉ giúp người làm SEO kiểm tra được hiệu quả công việc đã làm của mình trong thời gian trước đó, mà nó còn giúp đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho chiến lược SEO trong tương lai.

Bên cạnh các chỉ số đo lường hiệu quả trong SEO (SEO KPIs), thì có một vài các dấu hiệu dễ nhận biết dưới đây có thể giúp các nhà đầu tư SEO nhanh chóng đánh giá được hiệu quả làm SEO của mình một cách khá chính xác:

(Tìm hiểu SEO KPI là gì tại bài viết: SEO KPIs là gì?)

Các dấu hiệu đánh giá hiệu quả SEO

1. Keyword Rank – Thứ hạng của website trên SERP

Keyword Rank là dấu hiệu đầu tiên mà bất cứ SEOer nào hiện nay sẽ nhìn vào khi nói đến việc đo lường hiệu quả SEO. Đây là một trong những mục tiêu không thể thiếu của bất kỳ chiến dịch SEO nào.Nếu thứ hạng của website bị giảm đối với những từ khóa nào đó, lưu lượng truy cập chắc chắn sẽ bị mất đi, nhất là lưu lượng truy cập tự nhiên.

Khi có một sự sụt giảm mạnh keyword rank, website chắc chắn đã bị phạt hoặc chưa đáp ứng với một thuật toán mới nào đó của Google. Vì vậy, cách tốt nhất đó là thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin về sự thay đổi của các thuật toán để có biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời.

2. Sự thay đổi trong lượng truy cập tìm kiếm tự nhiên (Organic traffic)

Organic traffic là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của bất kỳ chiến dịch SEO nào, gây tác động to lớn đến kết quả SEO của một trang web. Và những thay đổi dù là nhỏ nhất trong lưu lượng truy cập tự nhiên cũng có thể đánh giá được phần nào hiệu quả của công việc SEO.

Cụ thể, nếu như lưu lượng truy cập tự nhiên bị tụt giảm, chúng ta ngay lập tức:

  • Sử dụng các số liệu phân tích các truy cập tìm kiếm tự nhiên của người dùng để hỗ trợ tìm kiếm nguồn gốc của vấn đề.
  • Kiểm tra và phân tích lưu lượng truy cập (traffic) của người dùng từ máy tính và điện thoại để chắc chắn website không bị giảm thứ hạng khi người dùng tìm kiếm trên mobile.
  • Kiểm tra để chắc chắn các hoạt động marketing khác như việc gia tăng độ phủ thương hiệu không bị giảm trong thời gian qua.
  • Kiểm tra xem website có bị phạt bởi bất kỳ thuật toán nào không hoặc chưa tối ưu cho những thuật toán nào để từ đó có hướng khắc phục phù hợp.

Thiết lập các cảnh báo tùy chỉnh tần suất gửi hàng tuần trong Analytics để thông báo kịp thời cho các nhà đầu tư một nếu có một sự gia tăng hoặc tụt giảm từ 5% organic traffic so với tuần trước để có thể kịp thời điều chỉnh.

3. Sự thay đổi trong Lưu lượng truy cập trực tiếp (Direct Traffic)

Ít được biết đến và sử dụng nhiều như organic traffic, tuy nhiên direct traffic (lưu lượng truy cập trực tiếp) và sự thay đổi về lưu lượng truy cập này cũng là một thước đo hiệu quả SEO rất tốt. Không chỉ cho thấy rằng người dùng đã gia tăng độ nhận biết đến thương hiệu của website bởi chất lượng và chủ đề của thông tin mà website đang nói đến, chỉ số này cũng có thể được sử dụng để đánh giá độ tin tưởng của người dùng đối với website.

Ngoài ra, hiện nay, một số trình duyệt trên thiết bị di động cũng có thể là nguyên nhân khiến lưu lượng truy cập trực tiếp bị giảm đi. Vì vậy, chúng ta cần phân tích chi tiết lưu lượng truy cập trực tiếp để đưa ra những đánh giá chính xác nhất. Các nhà đầu tư cần lưu ý và kiểm tra nếu direct traffic có một sự biến động 10% so với tuần trước đó.

4. Sự thay đổi của Lưu lượng truy cập từ website giới thiệu (Referral Traffic)

Referral traffic là một trong những loại traffic quan trọng tham gia vào việc đánh giá hiệu quả của quá trình làm link (link building). Sự tụt giảm của loại traffic này là một dấu hiệu cho thấy website đang bị mất đi các backlink có giá trị cao về visit, hoặc có một sự thay đổi về vị trí mà link xuất hiện trên các trang giới thiệu, làm giảm tỷ lệ nhấp chuột của người dùng.

Ngoài ra, chỉ số này cũng được sử dụng để đánh giá giá trị của một liên kết bằng việc liên kết đó có đem lại traffic cho website hay không. 10% trong sự thay đổi của Referral traffic so với tuần trước đó sẽ là một khoảng đáng báo động mà chúng ta cần phải quan tâm.

5. Thay đổi trong lượng phiên truy cập (Sessions)

Sessions – Phiên truy cập là một trong những chỉ số Google Analytics mà nhà đầu tư có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả công việc SEO thay thế cho lưu lượng truy cập (traffic). Sự thay đổi của số lượng session trong một tuần sẽ là đáng báo động nếu lượng thay đổi này vượt ngưỡng 10%.

6. Thay đổi trong lượng người dùng (Users)

Ngoài số lượng phiên truy cập, sự thay đổi của số lượng người dùng cũng rất quan trọng và cần thiết phải theo dõi một cách thường xuyên. Số người sử dụng tăng lên sẽ cho nhà quản trị web biết rõ hơn rằng việc thu hút traffic đến website đang đạt hiệu quả hơn hoặc người dùng đang gắn kết nhiều hơn và quay trở lại website thường xuyên hơn.

7. Thay đổi về tốc độ tải trang web

Tốc độ tải trang là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Thông thường, những website có tốc độ tải trang cao thường có một tỷ lệ bỏ trang (bounce rate) rất cao, đem lại trải nghiệm xấu đến với người dùng.

Không chỉ vậy, tốc độ tải trang cao cũng là những tiêu chí tiêu cực đối với các công cụ tìm kiếm, và các con bot crawl dữ liệu của những công cụ này cũng sẽ từ chối việc thu thập và index dữ liệu của những trang này.

Vì vậy, sau mỗi lần cập nhật nội dung của từng trang trên site, nhất là những trang có sử dụng quá nhiều các nội dung phụ thêm như hình ảnh, java script, nhà đầu tư nên kiểm tra tốc độ tải trang để chắc chắn tốc độ tải trang đó vẫn luôn nằm trong khoảng an toàn.

8. Tốc độ phản hồi của server

Độ lớn của dữ liệu trên trang thường không phải là nguyên nhân chính và duy nhất gây ảnh hưởng đến tốc độ trang. Tốc độ phản hồi chậm của server máy chủ (hosting) cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thời gian tải trang web gia tăng.

9. Lỗi trong thu thập dữ liệu

Xuất hiện lỗi trong thu thập dữ liệu có nghĩa là Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác không thể thu thập dữ liệu của một vài trang nào đó trên site. Có thể người soạn thảo đã vô tình gõ sai địa chỉ của một trang nào đó, dẫn đến việc tạo link gãy (broken link) trên site. Hoặc có thể một ai đó đang cố tình liên kết đến website bằng một loạt các link gãy nhằm tạo các backlink xấu đến website.

10. Dấu hiệu về Tỷ lệ nhấp chuột – Click Through Rate

Sự thay đổi của tỷ lệ nhấp chuột – Click through rate cũng có thể đánh giá hiệu quả làm SEO của các SEOer. Tỷ lệ nhấp chuột tăng lên có thể cho chúng ta thấy được:

  • Sự thay đổi trong nhận thức về thương hiệu của người dùng Search Engine
  • Nội dung trên trang và tiêu đề (meta title) cùng mô tả (meta description) đã liên quan hơn đến với từ khóa truy vấn của người dùng, hấp dẫn họ khiến họ gia tăng việc click vào trang.

11. Tác vụ thủ công – Manual Actions

Tác vụ thủ công là một trong những tính năng được thêm mới của Search Console, nhằm cung cấp cho các quản trị viên của website biết nếu như Google đang áp dụng bất kỳ can thiệp nào vào kết quả tìm kiếm của website, thường là can thiệp giảm thứ hạng. Một chiến dịch SEO sẽ thất bại hoàn toàn nếu như website phải chịu một tác vụ thủ công nào đó và không thể gỡ bỏ. Vì vậy, đây cũng được coi là một dấu hiệu đánh giá hiệu quả công việc SEO.

Trong trường hợp website đã bị phạt bởi một trong 2 thuật toán như Google Panda hay Penguin, Google sẽ không có bất kỳ thông báo nào cho website trong mục tác vụ thủ công này. Vì vậy, các SEOer cần kết hợp theo dõi lưu lượng truy cập tự nhiên Organic Traffic và Tác vụ thủ công để phát hiện và khắc phục kịp thời.

12. Tình trạng Index của website

Tình trạng index của website, bao gồm tốc độ và số lượng trang được index cũng là một dấu hiệu đo lường độ thành công của công việc SEO. Tốc độ và số lượng trang được index giảm cho thấy:

  • Khả năng website đã và đang bị phạt bởi một thuật toán nào đó của công cụ tìm kiếm
  • website có thể đã chặn bot hay không còn crawl được nữa
  • tệp robots.txt có thể đã bị thay đổi
  • tần suất làm mới trang đang giảm dần

13. Sự gia tăng trong tỷ lệ bỏ trang – Bounce Rate

Bounce Rate – tỷ lệ bỏ trang là một trong những chỉ số khá tiêu cực trong SEO. SỰ tăng lên của chỉ số này có thể phản ánh những hiện trạng sau:

  • Nội dung không phù hợp với tiêu đề của trang
  • Từ khóa mà trang nhắm đến không liên quan đến nội dung trên trang
  • Trải nghiệm người dùng nghèo nàn
  • Tốc độ tải trang quá chậm
  • Nội dung trên trang chất lượng chưa cao
  • Khả năng điều hướng người dùng kém

Bài viết “13 dấu hiệu đánh giá hiệu quả SEO
Tác giả: Tú DA – VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Danh mục các chủ đề có liên quan: Kiến thức SEO | Thủ thuật SEO | Google Analytics

One Comment

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *