Broken link là gì?

Broken link là gì?
3 (60%) 2 votes

thuat-ngu-broken-link-la-gi

Broken link – Liên kết gãy, hay còn được gọi là link death – link chết, link breaking hoặc Link rot (linkrot), là một thuật ngữ mô tả một trạng thái của một liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên một trang web, trỏ đến một trang web khác, một máy chủ hoặc một tài nguyên online nào đó đã vĩnh viễn không còn tồn tại trên internet.

Các cụm từ này cũng mô tả những tác động đến một đường link khi nhà quản trị web thất bại trong việc cập nhật các trang web quá hạn, làm hỗn loạn các kết quả của công cụ tìm kiếm. Một liên kết không còn truy cập được nữa cũng được gọi là một liên kết bị hỏng, link chết, hoặc liên kết treo.

Quay về đầu trang ↑

Ảnh hưởng của broken link đến SEO

Broken link là một trong những mối nguy hiểm lớn của một website. Không chỉ ngăn chặn các con bot công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu, broken link còn làm giảm trải nghiệm của người dùng trên trang. Nếu như ví website là một ngôi nhà, và mỗi liên kết trên trang là một phòng nhỏ trong căn nhà đấy, thì broken link là những phòng bị khóa cửa và người dùng cũng như các crawler không thể truy cập vào được.

Và toàn bộ sức mạnh của liên kết đó đã được Google tính cho website trước đây sẽ bị mất đi và trừ trực tiếp vào tổng sức mạnh của website. Có nghĩa là khi xuất hiện một liên kết gãy trên trang, nếu không kịp thời khắc phục (tạo một liên kết thay thế hoặc khắc phục khả năng tải dữ liệu website, hay bất cứ cách nào khác, thì chắc chắn website sẽ bị mất đi những nguồn sức mạnh quý giá.

Broken link làm giảm nghiêm trọng trải nghiệm người dùng

Hãy thử tưởng tượng, khi bạn vào một website nào đo và tìm thấy những chủ đề mà bạn quan tâm, gợi trí tò mò hoặc đúng với nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn lúc đó, nhưng khi click vào đường link, tất cả những gì mà bạn nhận được chỉ là một trang trắng 404, hoặc một thông báo từ máy chủ: “Không thể tìm thấy nội dung mà bạn yêu cầu”. Nếu như nội dung này là thực sự cần thiết với bạn, và bạn truy cập vào website đó chỉ vì nội dung này, chắc chắn lúc đó, bạn sẽ cho rằng website này là spam hoặc có một cảm nhận không tốt về website.

Bạn cảm thấy khó chịu như thế nào thì khách truy cập chắc chắn cũng cảm thấy như vậy. Và broken link lúc này có thể được coi là một kẻ giết người hàng loạt giết chết trải nghiệm người dùng. Trải nghiệm người dùng giảm tức là họ có thể sẽ ngay lập tức bỏ trang, nhớ về website với một trải nghiệm xấu, và sẽ không bao giờ quay lại website nữa.

Như vậy, tác hại mà broken link gây ra cho website có thể trở lên vô cùng to lớn, nhất là đối với những website tin tức uy tín hiện nay.

Quay về đầu trang ↑

Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra hiện tượng broken link là trang web mà liên kết đó trỏ đến không còn tồn tại. Điều này thường dẫn đến một lỗi 404 (hoặc một vài các mã trạng thái khác có dạng 4xx khác), mô tả việc máy chủ web có phản hồi nhưng không thể tìm được các trang mà liên kết trỏ đến.

(Tìm hiểu thêm về các mã trạng thái http tại bài viết: Tổng hợp các mã trạng thái http thường gặp)

Một trường hợp gây ra broken link phổ biến nữa hiện nay đó là khi máy chủ lưu trữ trang được trỏ đến ngừng hoạt động hoặc bị chuyển sang một tên miền mới. Các trình duyệt có thể trả về một lỗi DNS hoặc hiển thị một trang web không liên quan đến các nội dung ban đầu tìm kiếm. Sau này có thể xảy ra khi một sai sót tên miền và được đăng ký sử bởi một bên khác.

Cụ thể hơn, một liên kết gãy có thẻ được sinh ra vì những lý do sau đây:

  • Trang web có thể đã được cấu trúc lại, thiết kế lại hoặc các nền tảng công nghệ cơ bản có thể đã bị thay đổi, khiến cho một số lượng lớn các liên kết nội bộ (Internal Link) và Inbounce Link bị thay đổi và trở thành link gãy.
  • Một vài trang web tin tức (nhất là những trang báo lớn nước ngoài) để một số bài báo công khai trong một thời gian ngắn, sau đó họ chuyển chúng về chế độ pay-to-view (trả phí để tiếp tục xem). Điều này gây ra sự mất mát đáng kể backlink từ những bài tin tức này.
  • Liên kết đó có thể đã bị hết hạn.
  • Liên kết đến từ các mạng xã hội (như Facebook, Twitter) là một trong những dạng liên kết có khả năng trở thành liên kết gãy cao nhất vì sự thay đổi thường xuyên về tính riêng tư của bài viết hoặc tài khoản.
  • Liên kết chứa thông tin tạm thời của một người dùng cụ thể như dữ liệu của phiên truy cập hoặc dữ liệu đăng nhập. Và vì những dữ liệu này là những thông tin không được công khai một cách hợp lệ, do vậy khi một người dùng khác yêu cầu truy cập những trang này, kết quả trả về có thể là một liên kết gãy.
  • Người dùng bị chặn bởi các bộ lọc nội dung hoặc tường lửa (firewall).

Quay về đầu trang ↑

Tìm hiểu thêm cách kiểm tra broken link trên trang: “Làm thế nào để phát hiện broken link trên trang?

Broken link là gì?

Bài viết “Broken Link là gì?
Tác giả: Tú DA– VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Xem thêm các kiến thức SEO khác tại chuyên mục: Kiến thức SEO | Thuật ngữ SEO

Danh mục bài viết có liên quan:

Làm thế nào để phát hiện broken link trên trang?Broken Link Building là gì?

4 Comments

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *