Cách khắc phục nội dung trùng lặp

Cách khắc phục nội dung trùng lặp
5 (100%) 1 vote

Ở bài định nghĩa về nội dung trùng lặp, nhà đầu tư đã có cái nhìn tổng thể về bản chất cũng như các loại nội dung trùng lặp. Ở bài này sẽ hướng dẫn cách tìm và khắc phục nội dung khi bị trùng lặp.

Cách tìm nội dung trùng lặp

Công cũ sẵn có mà Google cung cấp cho người dùng đó là Google Webmaster. Bạn có thể dễ dàng dùng Webmaster Tools để tìm ra những trang trùng lặp nội dung cả tiêu đề và đoạn mô tả.

Đăng nhập vào Webmaster Tools, ở cột bên trái màn hình, chọn Search Appearance > HTML Improvement. Ấn vào những liên kết sẽ cho bạn biết trang nào bị trùng lặp thẻ mô tả và thẻ tiêu đề.

cách xử lý nội dung trùng lặp

Ngoài ra để kiểm tra xem nội dung bài viết có bị trùng lặp không, bạn hãy sao chép một vài đoạn trong bài viết và dán vào thanh tìm kiếm. Nếu cả đoạn đó bị bôi đen hoặc bôi đen khá nhiều tức là đoạn đó đã có người viết, bạn cần “xào” lại, viết theo phong cách khác với cùng một ý hiểu.

Cách khắc phục nội dung trùng lặp

Ở trong bài định nghĩa về Content Duplicate đã có đề cập tới bảy loại trùng lặp. Dưới đây là những phương pháp xử lý nội dung trùng lặp theo từng loại.

1. Sao chép nội dung bài viết

Đây là cách tránh bị Google Panda phạt khi bạn sao chép bài viết của người khác. Tất nhiên mọi nội dung sao chép đều không được khuyến khích bởi dù bạn có dùng cách tránh Panda phạt nhưng kết quả xếp hạng của bài sao chép luôn kém hơn so với bản gốc. Hãy nhớ nội dung là vua. Sử dụng thẻ rel=canonical chèn vào bài viết theo mẫu:

<head>

<link rel=”canonical” href=”http://vietmoz.com/about/” />

<head>

Sau khi gắn vào bài viết, thẻ canonical sẽ thông báo cho Google biết rằng bản này là bản sao chép và các liên kết, số liệu nội dung sẽ được công cụ tìm kiếm công nhận cho bản gốc.

2. Trùng lặp thông tin sản phẩm

Cách duy nhất để xử lý đó là viết lại mô tả sản phẩm, có hình ảnh mới nếu được, thêm bài so sánh hoặc review về sản phẩm. Việc này sẽ mất thời gian nhưng sẽ rất đáng giá khi website bạn khác biệt so với tất cả các website còn lại và thứ hạng website cũng được đánh giá cao hơn.

3. Chức năng phân loại và website nhiều sản phẩm

Giải pháp đó là sử dụng thẻ canonical. Bạn nên chèn thẻ canonical vào URL danh mục gốc, tức là URL danh mục khi chưa có các đặc tính phân loại của sản phẩm. Ví dụ: www.site.com/category/san-pham.htm

4. WWW và non-WWW

Đặt tên miền ưa thích là một cách đơn giản để báo cho Google biết website của bạn nên được hiển thị có hay không có www trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm (SERP). Xem hướng dẫn cài đặt

5. Trùng lặp tham số URL

Chỉ cần chèn thẻ canonical vào URL nào bạn chọn làm URL gốc. Tuy nhiên sử dụng điều hướng 301 sẽ tốt hơn trong trường hợp này. Lí do bởi tất cả truy cập sẽ được chuyển về cùng một URL, không còn sự cạnh tranh giữa các phiên bản nhằm tạo ra sự liên kết mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực tới thứ hạng website.

Cách khắc phục nội dung trùng lặp

6. Trang in ấn

Sử dụng thẻ Meta Robots với các giá trị “no index, no follow” sẽ cho Google biết trang nào không nên có trong bảng xếp hạng nhưng vẫn thu thập dữ liệu của trang đó. Ví dụ:

<head>

<meta name=”robots” content=”noindex, follow”/>

</head>

7. Session IDs

Cả thẻ canonical hoặc meta robots đều có thể sử dụng được trong trường hợp này. Trong nhiều trường hợp, điều hướng 301, thẻ canonical và meta robots có thể sử dụng thay thế cho nhau để khắc phục nội dung trùng lặp.

cách xử lý nội dung trùng lặp

Tác giả: Tuấn Anh – VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Xem thêm các kiến thức SEO khác tại đường dẫn Kiến thức SEO

Danh mục bài viết liên quan:

7 vấn đề thường gặp trong SEODuplicate Content – Nội dung trùng lặp

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *