Hướng dẫn kiểm tra website có tối ưu onpage hay không?

Hướng dẫn kiểm tra website có tối ưu onpage hay không?
3.6 (72%) 5 votes

Kiểm-tra-website-có-tối-ưu-onpage-hay-không

Như chúng ta đã biết, hiện nay có rất nhiều các tiêu chí đánh giá xem một website có được coi là tối ưu onpage hay không. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nội dung trên trang, sẽ là rất mất công khi chúng ta phải tự mình kiểm tra lại tất cả các tiêu chí này. Để giúp các nhà đầu tư SEO tránh việc mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong quá trình SEO onpage của mình, dautuseo.com xin gửi đến các bạn một số các công cụ có thể giúp bạn tối ưu trang web chuẩn SEO nhất. Công cụ đầu tiên và cũng là phổ biến nhất: – Plugin SEO by Yoast

Kiểm tra website có tối ưu Onpage hay không bằng plugin SEO by Yoast

SEO by Yoast là một plugin tối ưu SEO tương thích trên mã nguồn mở wordpress được tạo bởi Yoast. Công cụ này tích hợp tất cả những tính năng cần thiết cho việc tối ưu SEO onpage, giúp người dùng có thể kiểm tra ngay lập tức được bài viết trên trang đã tối ưu onpage hay chưa với 12 tiêu chí tối ưu onpage. Được thiết kế để người dùng có thể sử dụng ngay trên trình soạn thảo nội dung, SEO by Yoast cho phép chúng ta kiểm tra và sửa ngay trực tiếp bài viết kể cả khi bài viết chưa được đăng.

12 tiêu chí này mặc dù chưa thật sự đầy đủ, nhưng đây là những tiêu chí khá cơ bản và có ích, bao gồm:

tiêu-chí-đánh-giá-onpage-của-seo-by-yoast

  1. Từ khóa phải xuất hiện trong url của trang
  2. Từ khóa phải xuất hiện trong đoạn văn đầu tiên trên trang
  3. Từ khóa phải xuất hiện trong thẻ heading
  4. Hình ảnh trong trang phải có thẻ alt chứa từ khóa
  5. Cần có tối thiểu 2 outbound link trên trang
  6. Mật độ từ khóa không được vượt quá 5%
  7. Nội dung trên trang cần có nhiều hơn 300 từ
  8. Tiêu đề trang phải có nhiểu hơn 40 ký tự và ít hơn 70 ký tự
  9. Tiêu đề trang phải chứa từ khóa, và từ khóa nên xuất hiện ở đầu trang
  10. Thẻ mô tả cần độc đáo (không bị trùng lắp) và phù hợp với đối tượng mà nội dung trên trang đang nhắm đến
  11. Từ khóa cần có trong thẻ mô tả
  12. Focus Keyword chưa từng được dùng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy 12 tiêu chí này là những tiêu chí đánh giá cơ bản mà chúng ta có thể làm theo để website được tối ưu. Để đầy đủ hơn, các bạn có thể sử dụng một công cụ khác cũng khá phổ biến đối với tất cả học viên Vietmoz – add-ons trên trình duyệt web SEOquake.

Kiểm tra website có tối ưu Onpage hay không bằng add-ons SEOquake

(Xem hướng dẫn cài đặt SEOquake tại đây)

Đây là một trong những Add-ons rất hữu ích đối với các SEOer trong quá trình làm SEO. Add-on này khá nhẹ và dễ cài đặt. Sau khi cài đặt công cụ này, bạn cần lựa chọn tính năng Preference của công cụ này để kiểm tra xem trang web đã được tối ưu hay chưa:

seoquake-preferences

Với 9 tiêu chí chung của website và 11 tiêu chí chung cho website, SEOquake cho chúng ta những cái nhìn khá chi tiết về việc website đã được tối ưu hay chưa, cụ thể:

9 tiêu chí tối ưu trang web của SEOquake

  1. Url: tiêu chí về độ dài của đường dẫn
  2. Title: tiêu chí về độ dài tiêu đề
  3. Meta description: tiêu chí về độ dài đường dẫn
  4. Meta keywords: số lượng và độ dài của các từ khóa khai báo với các con bot
  5. Headings: các thẻ heading trên trang – phân cấp nội dung
  6. Images: hình ảnh và tiêu chí tối ưu hình ảnh (thẻ alt)
  7. Text/HTML ratio: Tỷ lệ text/ html
  8. Frames: Tiêu chí tối ưu không sử dụng frames – một định dạng trong html do sẽ làm chậm khả năng crawl dữ liệu.
  9. Flash: Tương tự flames

11 Tiêu chí tối ưu website của SEOquake

  1. robots.txt: có khai báo file robot.txt
  2. XML Sitemaps:  có khai báo file sitemaps
  3. Language: có khai báo ngôn ngữ của trang
  4. Doctype: loại ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
  5. Encoding: loại mã hóa
  6. Google™ Analytics: có mã google analytics
  7. Microformats: được đánh dấu bằng ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu Microformats
  8. Dublin Core: có sử dụng Dublin Core – chuỗi các dữ liệu để mô tả nội dung trên trang
  9. Geo Meta Tags: được đánh dấu bằng thẻ địa lý – geography
  10. Feeds: có cung cấp feeds cho người đọc
  11. Favicon: có sử dụng ảnh favicon

Trái ngược với SEO by Yoast, SEOquake sẽ chỉ hoạt động được khi bài viết được đăng tải trên trang và để ở chế độ public. Mặc dù Add-on này hoàn toàn không spam và làm nặng trình duyệt, tuy nhiên khi không cần thiết, bạn nên để add-on này ở chế độ tắt, để tránh việc phải nhập mã bảo mật capcha khi tìm kiếm trên Google.

Trên đây là 2 công cụ đơn giản mà các nhà đầu tư đều có thể sử dụng. Các công cụ khác giúp kiểm tra website có tối ưu onpage hay không sẽ liên tục được cập nhật. Vui lòng quay lại dautuseo.com thường xuyên hơn hoặc để lại email ngay dưới bài viết này để nhận được những tin tức mới nhất về chủ đề này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài đọc.

Bài viết “Hướng dẫn kiểm tra website có tối ưu onpage hay không?
Tác giả: Tú DA– VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Xem thêm các kiến thức SEO khác tại chuyên mục: Kiến thức SEO | Thủ thuật SEO

5 Comments

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *