Event – Sự kiện trong Google Analytics là gì?

Event – Sự kiện trong Google Analytics là gì?
3 (60%) 1 vote

event-trong-google-analytics

Event trong Google Analytics là gì?

Event – Sự kiện là các tương tác có thể xảy ra của tất cả người dùng, với những nội dung có sẵn trên một trang hoặc trên các trang khác trong một website. Event có thể được theo dõi độc lập với một trang web, và một event không bao gồm các hành động tải trang, yêu cầu trang mới hoặc refresh trang của người dùng.

Event trên trang có thể bao gồm các hình thức như: một yêu cầu tải xuống, một nhấp chuột lên quảng cáo, một nhấp chuột vào các gadget (tiện ích), phần mềm flash, các mã nhúng và các yêu cầu phát video,…

Trong Google Analytics, một Event được sử dụng để thu thập dữ liệu về các tương tác của khách truy cập với những nội dung có sẵn trên trang.

Cách xem dữ liệu các Event trên trang

Chú ý: Để có dữ liệu trong báo cáo Sự kiện hàng đầu cho từng loại event trên trang, nhà đầu tư cần phải thêm mã theo dõi sự kiện vào trang web hoặc ứng dụng tương ứng trên website.

(tìm hiểu thêm: Cách thiết lập Events trong Google Analytics)

Để xem báo cáo về Event, nhà đầu tư cần thực hiện theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của website cần kiểm tra.
  2. Trong mục Quản trị, chọn đúng Tài khoản, Thuộc tínhChế độ xem của website cần kiểm tra.
  3. Trong mục Báo cáo, chọn Hành vi > Sự kiện.

Cấu tạo của một Event trong Google Analytics

real-time-event-analytics

Thông thường, một Event trong Analytics sẽ có 4 thành phần chính sau đây:

  • CategoryDanh mục
  • ActionHành động
  • LabelNhãn (tùy chọn nhưng khuyến nghị nên có)
  • ValueGiá trị (tùy chọn)

Đây cũng chính là 4 thông số chính mà nhà quản trị web sẽ nhận được xoay quanh một event trong báo cáo Sự kiện hàng đầu.

Ví dụ, nhà đầu tư có thể thiết lập nút “phát” video trên trang web của mình để gửi một Event hit (Engagement hit) với các giá trị sau:

  • Danh mục: “Videos”
  • Hành động: “Play”
  • Nhãn: “Sinh nhật đầu tiên của bé”

Để hiểu rõ hơn về các thành phần cụ thể của một Event, các nhà đầu tư hãy tiếp tục tham khảo trong các mục dưới đây:

Event Category – Danh mục của một sự kiện

Danh mục của một sự kiện là một cái tên mà chúng ta cần cung cấp cho Google Analytics để nhóm các đối tượng mà bạn muốn theo dõi. Thông thường, nhà đầu tư nên sử dụng tên danh mục giống nhau nhiều lần cho tất cả các yếu tố có liên quan mà bạn muốn nhóm vào một danh mục nhất định.

Giả sử, trong trường hợp cần theo dõi số lần video được tải về, chúng ta có thể sử dụng:

  • Danh mục: “Videos”
  • Hành động: “Được tải về”
  • Nhãn: “Cuốn theo chiều gió” (tên video)

Trong trường hợp này, sẽ chỉ có một danh mục Videos trong báo cáo Sự kiện hàng đầu của bạn và nhà đầu tư có thể thấy các chỉ số tổng hợp xoay quanh các tương tác của người dùng với video trên. Truy nhiên, việc phân loại này cũng có thể giúp nhà đầu tư theo dõi nhiều hơn một đối tượng cùng loại. Ví dụ, nhà đầu tư có thể theo dõi tất cả các thông số tổng hợp cho tất cả các tương tác đến video trên website, thuộc danh mục chính “Videos”, bất kể là người dùng tương tác với video nào.

Mặt khác, nhà đầu tư có thể tạo các danh mục riêng biệt dựa trên việc phân loại video—một danh mục cho các video phim và một danh mục cho các video âm nhạc,…

Ví dụ, tạo một danh mục riêng để phân loại video được tải xuống:

  • Danh mục: Video – Phim
  • Danh mục: Video – Âm nhạc
  • Hành động: Tải xuống

Trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể xem báo cáo cho tổng số sự kiện trên trang (được kết hợp bởi cả ba danh mục), tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ không thể xem các chỉ số tổng hợp cho tất cả các tương tác của người dùng với loại hình video trên website do đã bị tách ra thành 2 nhóm riêng.

Một góp ý nhỏ cho các nhà đầu tư đó là trước khi quyết định chọn tên cho danh mục, chúng ta nên lập trước một cấu trúc theo ý muốn cho báo cáo để tránh các sai sót trong quá trình đặt tên. Ví dụ như nếu đã đặt một danh mục theo dõi có tên là “Video”, rồi sau đó quên và sử dụng tên danh mục ở dạng số nhiều “Videos”, nhà đầu tư sẽ có hai danh mục riêng biệt cùng theo dõi các video trên site.

Ngoài ra, việc lên cấu trúc trước còn giúp chúng ta không phải đổi lại tên chuyên mục trong quá trình theo dõi. Việc đổi tên như vậy sẽ khiến cho các dữ liệu lịch sử cho danh mục ban đầu sẽ không được tái xử lý và báo cáo Sự kiện hàng đầu sẽ hiện 2 danh mục khác nhau nhưng lại có chỉ số cho cùng một phần tử được theo dõi.

Event Action – Hành động của một sự kiện

Event Action là một hành động của người dùng để bắt đầu một event trên trang. Thông thường, mỗi một nhóm các event khác nhau thì sẽ có một loại tương tác khác nhau. Ví dụ, với một danh mục “Videos”, có thể có một số các tương tác như:

  • Thời gian khi video được tải xuống hoàn thành
  • Nhấp chuột vào nút “Play”
  • Nhấp chuột vào nút “Stop”
  • Nhấp chuột vào nút “Pause”

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tùy ý đặt tên cho các hành động của  sự kiện, nhưng hãy lưu ý hai tính năng quan trọng sau:

  • Tất cả hành động được đặt độc lập so với danh mục gốc của chúng. Điều này đem lại cho chúng ta một cách hữu ích để phân đoạn dữ liệu sự kiện cho các báo cáo event.
  • Một sự kiện duy nhất được xác định bởi tên hành động duy nhất. Bạn có thể sử dụng tên hành động trùng lặp trên nhiều danh mục nhưng điều này có thể ảnh hưởng đến cách tính các sự kiện duy nhất.

Event Label – Nhãn hiệu của sự kiện

Với nhãn hiệu của sự kiện, chúng ta có thể bổ sung thêm thông tin cho các sự kiện cần theo dõi, chẳng hạn như tiêu đề phim trong các ví dụ video bên trên hoặc tên của một tệp khi theo dõi lượt tải xuống sau đây:

  • Danh mục: “Tải xuống”
  • Hành động: “PDF”
  • Nhãn: “/salesForms/orderForm1.pdf”

Tương tự với danh mục và hành động, sẽ có một báo cáo thống kê tất cả các nhãn hiệu đang được hiển thị. Hãy nghĩ về nhãn như một cách để tạo thứ nguyên báo cáo bổ sung cho tương tác của người dùng với các đối tượng trang. Ví dụ, giả sử bạn có năm trình phát video trên trang mà bạn muốn theo dõi. Mỗi một trình phát đó có thể sử dụng danh mục “Videos” có hành động “Play” nhưng cũng có thể có một nhãn riêng biệt (chẳng hạn như tên phim) để xuất hiện dưới dạng các yếu tố riêng biệt trong báo cáo.

  • Danh mục: “Videos”, Hành động: “Play”, Nhãn: “Cuốn theo chiều gió”
  • Danh mục: “Videos”, Hành động: “Play”, Nhãn: “Huckleberry Finn”

Giá trị

Giá trị khác với các thành phần khác ở chỗ nó là một số nguyên chứ không phải là chuỗi ký tự, do đó hãy sử dụng nó để gán một giá trị số cho một đối tượng trên trang theo dõi. Ví dụ, bạn có thể sử dụng giá trị để bổ sung thời gian được tính bằng giây để tải một trình phát video hoặc kích hoạt một giá trị tiền mặt tăng thêm khi người dùng xem đến một vị trí được đánh dấu cụ thể trên một trình phát video.

Vi dụ:

Danh mục: “Videos”, Hành động: “Video Load Time”, Nhãn: “Gone With the Wind”, Giá trị: downloadTime

Giá trị được hiểu là một giá trị (số) và các báo cáo sẽ tính tổng các giá trị dựa trên mỗi lần đếm sự kiện. Báo cáo cũng xác định các giá trị trung bình cho danh mục. Trong ví dụ trên, Sự kiện được gọi cho hành động “Video Load Time” khi tải video hoàn tất. Tên của video được cung cấp dưới dạng một nhãn và thời gian tải tính toán được tích luỹ cho mỗi lần tải xuống video. Sau đó bạn có thể xác định thời gian tải trung bình cho tất cả hành động “Video Load Time” cho danh mục “Videos”. Giả sử bạn có 5 lượt tải xuống duy nhất cho video trang web của bạn với thời gian tải về tính bằng giây là:

  • 10
  • 25
  • 8
  • 5
  • 5

Sau đó báo cáo của bạn sẽ tính như sau (giá trị sẽ là thời gian tải về và được tính bằng giây):

  • Lượt truy cập có sự kiện: 5
  • Giá trị: 53
  • Giá trị trung bình: 10,6

Chú ý: các số không nguyên và số âm sẽ không được hỗ trợ trong mục giá trị.

Giới hạn số event tối đa trong mỗi phiên

Thông thường, Google Analytics sẽ không thể xử lý một lượng lớn các event hit – tương tác của người dùng trên trang, và sẽ chỉ có khoảng 10 event hit đầu tiên có thể sẽ ngay lập tức được gửi tới Google Analytics để theo dõi. Sau đó, các event hit khác sẽ được giới hạn thời gian được theo dõi xuống thành 1 event hit trên giây.

Trong trường hợp số lượng các tương tác sự kiện trong một phiên vượt ngưỡng tối đa, các tương tác xảy ra vượt quá giới hạn theo dõi có thể sẽ không được Google Analytics theo dõi. Vì vậy, các nhà đầu tư nên chú ý 3 điều sau:

  • tránh việc yêu cầu các video được phát gửi sự kiện mỗi giây và các trình kích hoạt sự kiện lặp lại ở mức độ cao
  • tránh việc theo dõi quá mức việc di chuột của người dùng
  • tránh sử dụng kỹ thuật time-lapse (tua nhanh thời gian phát) làm số lần đếm sự kiện tăng cao

Bài viết “Event – Sự kiện trong Google Analytics là gì?
Tác giả: Tú DA – VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Danh mục các chủ đề có liên quan: Kiến thức SEO | Thuật ngữ SEO

Danh mục bài viết có liên quan:

Công cụ Goal trong Analytics
Engagement hit – Truy cập tương tác là gì?

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *