Tỷ lệ nhấp chuột – Click Through Rate (CTR) là gì?

Tỷ lệ nhấp chuột – Click Through Rate (CTR) là gì?
4.6 (92%) 10 votes

Click Through Rate – Tỷ lệ nhấp chuột

Chỉ số SEO KPIs thứ sáu được sử dụng khá nhiều trong đo lường hiệu quả SEO đó chính là Click Through Rate (CTR) hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột trên một trang. Đây là một chỉ số đo lường khá quan trọng trong SEO, và cũng là một cách rất hiệu quả để đo lường sự thành công của một chiến dịch quảng cáo nào đó, như quảng cáo facebook cho chính trang Landing Page của nhà đầu tư SEO. Ngoài ra chỉ số này còn có thể giúp các nhà đầu tư SEO đánh giá hiệu quả của một chiến dịch email dựa trên số lượng người dùng nhấp vào một Back Link.

Click through rate là gì?

Click through rate (CTR) hay còn gọi là tỷ lệ nhấp chuột là tỷ lệ người xem nhấp vào một đường link cụ thể xuất hiện trước họ. Đối với một chiến dịch quảng cáo thì CTR chính là tỷ lệ giữa số lần nhấp chuột mà quảng cáo hay đường link của bạn nhận được chia cho số lần quảng cáo hoặc đường link của bạn được hiển thị. Nó cho thấy được hiệu quả của một chiến dịch SEO và tác động đến yếu tố SEO website trên SERPs.

Tính Click Through Rate như thế nào?

Click through rate được tính dựa trên số lần nhấp chuột (Number of clicks) và số lần hiển thị (Number of Impression). Công thức để tính CTR như sau:

Số lần hiển thị trong SEO là số lần mà website của bạn đạt được xếp hạng trên trang tìm kiếm và được người dùng nhìn thấy. Do vậy nếu tiêu đề của website không hấp dẫn hơn các trang web khác, thì nhà đầu tư SEO sẽ khó có cơ hội cạnh tranh với đối thủ của mình. Thông thường, tỷ lệ CTR của các trang web thường rơi vào khoảng 10%. Tuy nhiên, với các đường link quảng cáo thì Click through rate tương đối thấp.

Cụ thể, một quảng cáo điển hình chỉ có CTR rơi vào khoảng 2-3 người trên 1000 lần xuất hiện. Từ số liệu này, các nhà đầu tư có thể xem xét việc đặt quảng cáo theo PPC (Pay per clicktrả phí cho mỗi lần click chuột) hoặc dùng CPM (Cost per thousand impressions – trả phí cho mỗi một nghìn lần hiển thị) để có thể tối ưu chi phí bỏ ra cho quảng cáo.

Làm gì để tăng Click through rate?

Đối với một website, để tăng Click through rate thì việc đầu tiên mà bất cứ SEOer cần làm đó là tăng thứ hạng của web đó trên bảng kết quả tìm kiếm. Đây là điều hiển nhiên bới thứ hạng càng cao thì tỷ lệ click chuột càng tăng. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại bài viết Page Rank.

Bên cạnh đó, title cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến việc Click through rate thấp. Có thể từ khóa của website của bạn đạt được một thứ hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm tuy nhiên số lượng click chuột vào lại rất thấp bởi title không hấp dẫn hoặc description không thực sự thu hút,… Trong khi đó một website khác SEO từ khóa có thẻ meta titlethẻ meta description ấn tượng hơn lại thu hút được người dùng hơn mặc dù có thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm thấp hơn. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của một chiến dịch SEO.

Tầm quan trọng của Click through rate?

Tỷ lệ click chuột là một chỉ số đánh giá mà người làm SEO không nên bỏ qua.  giúp bạn có các điều chỉnh phù hợp nếu tỷ lệ này không tương xứng với Xếp hạng Website hay thứ hạng của website. Click through rate càng cao thì chứng tỏ sức hút của website càng lớn. Nó cho chúng ta thấy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dùng mạng đối với nội dung của website. Trong khi đó Google lại đánh giá cao sự ủng hộ của người dùng đối với nội dung của website.

Chính vì vậy nếu có nội dung tốt, được đánh giá cao với Click through rate lớn thì Google sẽ tạo điều kiện cho bạn với từ khóa liên quan. Ngoài ra thông qua Google, bạn cũng có thể sử dụng CTR để phân tích ý định tìm kiếm và chủ đề quan tâm của người dùng. Đây thực sự là một công cụ rất tốt giúp cho các nhà đầu tư SEO có thể nghiên cứu được từ khóa một cách chuẩn xác. Từ đó đưa ra những chiến lược SEO từ khóa hiệu quả.

Bạn vừa xem bài viết “Tỷ lệ nhấp chuột – Click Through Rate (CTR) là gì?
Tác giả: Tú DA – VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Danh mục các chủ đề có liên quan: SEO KPIs | Thuật ngữ SEO | Kiến thức SEO

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *