Mục tiêu Đích là gì? Cách cài đặt mục tiêu Đích trong Analytics
|Cài đặt mục tiêu để đo lường hiệu quả là việc quan trọng cần làm đối với bất kì website nào. Mục tiêu sẽ giúp bạn biết website có hoạt động hiệu quả hay không.
Mục tiêu Đích – Destination Goal là một trong bốn loại mục tiêu thường được sử dụng để đánh giá, quản lý chiến dịch SEO nói riêng và marketing nói chung. Tìm hiểu Mục tiêu Đích là gì và cách cài đặt mục tiêu Đích – Destination Goal.
Destination Goal – Mục tiêu Đích là gì
Như bạn đã biết trong bài Công cụ Goal – Mục tiêu trong Google Analytics đã giới thiệu tổng quan về mục tiêu là gì và tại sao cần phải cài đặt mục tiêu.
Trong phân tích web, mỗi website đều có ít nhất một mục tiêu do người quản lý đặt ra, có thể mục tiêu là hoàn tất thanh toán hay đăng ký nhận tin. Mỗi khi người dùng hoàn thành một mục tiêu nào đó, website sẽ dẫn người dùng tới một trang cảm ơn vì đã mua hàng hoặc đăng ký nhận tin và có hiện URL kiểu như: www.domain/cam-on hoặc www.domain/hoan-tat-thanh-toan.
URL đó chính là cái đích đến mọi markter muốn hướng tới. Đấy cũng chính là chức năng của loại mục tiêu Đích, theo dõi một URL cụ thể trong website. Mỗi khi có người dùng vào URL đó sẽ được tính một lần hoàn thành mục tiêu. Bạn có thể đặt theo dõi ở trang cảm ơn sau khi hoàn tất giao dịch, trang xác nhận mua hàng hay trang tải về.
Cách cài đặt mục tiêu Đích – Destination Goal
Ở đây sẽ đi nhanh tới bước 3 cài đặt mục tiêu Đích, nếu bạn chưa rõ về cách cài đặt tổng quát, bạn có thể xem lại bài Mục tiêu trong Google Analytics.
Khi đến bước 3 “Chi tiết mục tiêu”, trên bảng cài đặt sẽ hiện ra 3 mục nhỏ: Đích, Giá trị và Kênh. Ta sẽ đi sâu vào giải thích ý nghĩa của từng mục.
1. Đích
Trong mục này sẽ hiện ra 3 ô chính:
- Tên màn hình hoặc URL trang web (là trang chứa URL mà bạn muốn theo dõi).
- Loại đối sánh (đây là tùy chọn để Google theo dõi URL như thế nào).
- Phân biệt chữ hoa chữ thường.
1.1. Các loại URL webpage
a. URL tĩnh
Nhiều người sử dụng URL tĩnh cho từng trang trên website, hơn nữa URL tĩnh tốt hơn cho việc SEO vì Google lập chỉ mục nhanh hơn cho loại URL này. Ví dụ:
- http://tutorial.vietmoz.vn/huong-dan-cai-dat-google-analytics/
- http://vietmoz.net/tin-tuc-seo/Google-thay-the-URL-cua-website-tren-bang-ket-qua-tim-kiem-503/
- http://vietmoz.com/dao-tao-seo/
Mỗi trang được gắn cố định với một URL nên mới được gọi là URL tĩnh. Loại đối sánh nên dùng với loại URL tĩnh là “Bằng”
b. URL động
URL động phân biệt với URL tĩnh bằng các kí tự đặc biệt “?”, “%”, “=”, “@”, “$”, “&”, “#”. Ví dụ như www.domain.com/forums/thread.php?threadid=13579&sort=date.
Bạn thấy loại URL này có thêm các kí tự đặc biệt ở sau. Ngoài ra, bộ máy tìm kiếm của Google cũng không đọc được thông tin ở đằng sau dấu ?. Do vậy, nó chỉ nhìn thấy cụm www.domain.com/forums/thread.php.
Với loại URL này, bạn nên sử dụng loại đối sánh “Bắt đầu với” hoặc “Biểu thức chính quy”.
1.2. Loại đối sánh
Bởi có URL tĩnh và URL động, bạn cần Google biết nên theo dõi như thế nào với từng loại URL.
a. Bằng
Dùng phổ biến với các loại URL tĩnh. Loại này yêu cầu đúng chi tiết từng kí tự của URL từ đầu đến cuối tức là Google Analytics sẽ chỉ theo dõi những URL chính xác. Nếu URL thay đổi hay còn gọi là URL động thì Analytics sẽ không ghi nhận tức là dù người dùng có truy cập những trang này nhưng vẫn không được tính.
b. Bắt đầu với
Loại đối sánh “Bắt đầu với” có nghĩa là bắt đầu với thành phần nào trong URL Những website hay trang nào có đuôi cuối của URL thường xuyên thay đổi thì nên dùng loại “Bắt đầu với”.
Ví dụ, với trang thanh toán có URL www.example.com/checkout.cgi?page=1&id=9982251615. Phân đuôi cuối của URL không cố định là id=9982251615 vì thường xuyên thay đổi theo người dùng và phần cố định là /checkout.cgi?page=1. Vì vậy bạn nên điền trong ô URL webpage là /checkout.cgi?page=1 và chọn loại “Bắt đầu với”.
Hoặc trong ví dụ sau đây, bạn có rất nhiều URL bắt đầu bằng /khoa-hoc-seo thì bạn cũng có thể sử dụng loại đối sánh “Bắt đầu với”.:
- /khoa-hoc-seo-tieu-chuan/
- /khoa-hoc-seo-online/
- /khoa-hoc-seo-mien-phi/
c. Biểu thức chính quy
“Biểu thức chính quy” giống như một ngôn ngữ tìm kiếm. Giống như chức năng tìm kiếm trong website, bạn đánh từ khóa và máy sẽ trả lại kết quả cho bạn. Nếu chọn loại đối sánh này, bạn không thể không học “Biểu thức chính quy”.
“Biểu thức chính quy” thích hợp cho những trang web có URL động. Người dùng truy cập vào nhiều miền phụ (sub-domain) khác nhau, bạn cần xác định thành phần nào cố định trong URL.
1.3. Phân biệt chữ hoa chữ thường
Tùy chọn này là để Google theo dõi cả những URL chứa chữ cái in hoa và in thường. Ví dụ như /cam-on.html
và /CAM-ON.html. Nếu URL có cả chữ in hoa thì nên tích mục này.
2. Giá trị
“Giá trị” cho phép bạn quy đổi mỗi mục tiêu đạt được sang giá trị tiền. Ví dụ, trang web bạn bán quần áo, với mỗi lần giao dịch, giá trị đơn hàng tầm khoảng 500.000 VND. Với mỗi lần khách hàng đi đến trang thanh toán hay xác nhận đơn hàng, Google Analytics sẽ ghi nhận đã hoàn thành mục tiêu với giá trị là 500.000 VND. Đối với mảng phân tích web mà nói, bạn nên điền giá trị của mục tiêu.
3. Kênh
Kênh giống như một quy trình mà người dùng đã truy cập trước khi đi đến trang mục tiêu. Một vài lưu ý trước khi thiết lập kênh:
- Báo cáo dữ liệu về Kênh hiện trong báo cáo Hình ảnh hóa kênh (Số chuyển đổi > Mục tiêu).
- URL cuối cùng trong quy trình chính là URL mục tiêu, vì vậy URL này phải được điền ở trên chứ không phải trong Kênh.
- Loại đối sánh đã được chọn ở trên cũng sẽ dùng trong Kênh.
- Chỉ cần điền /dao-tao-seo/dang-ky.html thay vì cả URL http://vietmoz.com/dao-tao-seo/dang-ky.html
Tác giả: Tuấn Anh – VietMoz SEO Junior
Bạn vừa xem xong bài viết “Mục tiêu Đích – Destination trong Google Analytics”
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này
Xem thêm các kiến thức SEO khác tại đường dẫn Google Analytics | Kiến thức SEO
Danh mục bài viết liên quan:
Công cụ Goal trong AnalyticsMục tiêu sự kiện – Event Goal
-
Đánh giá bài viết
bài viết khá chi tiết