Visitor Engagement – Tương tác của người dùng

Rate this post

Visitor Engagement – Tương tác của người dùng trên trang là một trong những tiêu chí quan trọng để đo lường hiệu quả SEO và chất lượng của website, cả về nội dung lẫn điều hướng người dùng. Nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi của trang (Conversion Rate) cũng như các chỉ số đo lường hiệu quả trong SEO (SEO KPIs) khác. Vậy chỉ số này là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy?

Visitor Engagement – Tương tác của người dùng trên trang là gì?

Tương tác của người dùng trên trang - Vistitor Engagement

Về mặt định nghĩa, Engage có nghĩa là thu hút hay níu kéo sự quan tâm chú ý của một ai đó, khiến cho họ tham gia vào các hoạt động trên trang, nhằm mục tiêu gia tăng các tương tác của người dùng trên trang.

Hiện nay, Vistor Engagement bao gồm 4 nhóm chính, cụ thể:

• Request page, event:  Người dùng nhấp vào các liên kết trên trang để chuyển đến các trang khác trên site, bao gồm: các trang con, trang quảng cáo hoặc một trang sự kiên (event) nào đó trên trang, hay đơn giản chỉ là các trang khác trên site.

• Request item:  Khách truy cập nhấp vào các mục trên trang, bao gồm các ảnh, các thẻ đọc thêm, menu dạng động, hay các link jump (đường dẫn đến các heading hoặc một đoạn nào đó trong bài), hoặc các ứng dụng javascript trên trang,… Thông thường, khi nhấp vào các item trên trang, người dùng sẽ không bị chuyển sang các trang khác.

• Request transaction:  Người dùng nhấp vào các mục thanh toán trên trang (thường có ở các trang web bán hàng). Đây là trường hợp tương tác khá đặc biệt của người dùng. Đa phần, các website sẽ chuyển hướng người dùng đến các trang web thanh toán online có độ an toàn cao (thường có url bắt đầu bằng https://). Tuy nhiên sau khi thanh toán xong, người dùng sẽ có thế được chuyển hướng lại về trang ban đầu.

• Scroll and type: Scroll bao gồm hành động lăn chuột hoặc các hành động khác của người dùng để di chuyển giữa các phần trên một trang. Type dùng để chỉ các hành động gõ chữ của người dùng bao gồm comment, nhập một nội dung để trao đổi hoặc cập nhật thông tin, nhập một nội dung để tìm kiếm trên site, …

Vai trò của Visitor Engagement

Vistitor Engagement - Tương tác của người dùng trên trang

Hiện nay, tất cả các website được lập nên với mục đích suy đến cùng đều vì mục đích thương mại là chính. Việc chỉ thu hút người dùng đến với website thôi là chưa đủ. Nếu không giữ được người dùng, thì việc thu hút họ đến không những không đem lại hiệu quả gì mà còn làm gia tăng tỷ lệ bỏ trang (bounce rate) cho website.

Vì vậy, việc quan tâm đến hành vi của người truy cập – khách hàng chính của website để từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm gia tăng tương tác của học trên trang là một việc làm rất cần thiết. Thông qua nghiên cứu Visitor Engagement, nhà quản trị web có thể đánh giá một cách chính xác nhất về trải nghiệm của người dùng trên trang. Việc người dùng cảm thấy như thế nào về thông tin nhận được trên trang sẽ được biểu lộ rõ ràng nhất thông qua các hành vi của họ trên trang đó.

Vậy làm thế nào để đo lường được các tương tác của họ trên trang?

Đo lường Visitor Engagement

Có hai cách có thể giúp nhà đầu tư SEO đo lường các tương tác của người dùng trên trang, tuy nhiên, cần áp dụng cả 2 phương pháp này để có một kết quả chính xác nhất về Visitor Engagement, bao gồm: Phương pháp đánh giá tương tác của ngươi dùng thông Google Analytics và Phương pháp đo lường Visitor Engagement bằng Heatmap:

Đánh giá trải nghiệm người dùng bằng Google Analytics

Google Analytics cung cấp cho các nhà quản trị website 4 chỉ số hữu ích có thể đánh giá chính xác trải nghiệm của người dùng trên trang, bao gồm: Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate), Tỷ lệ thoát trang(Exit Rate), Số trang trung bình phiên (Average Page Per Session), Thời gian truy cập trang trung bình (Average Time on Page):

• Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate). Bounce Rate – Tỷ lệ bỏ trang là một chỉ số ghi lại hành vi truy cập trang rồi thoát ra luôn mà không tương tác thêm với một trang nào nữa trên site. Một tỷ lệ bỏ trang cao cho thấy sự yếu kém về chất lượng nội dung của trang web hoặc khả năng điều hướng người dùng chưa tốt, làm giảm các tương tác của người dùng trên trang.

Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ bỏ trang (Bounce Rate) là gì ?

• Tỷ lệ thoát trang (Exit Rate). Exit Rate – Tỷ lệ thoát của một trang đo lường tỷ lệ người dùng dừng việc truy cập thêm các trang trên site tại trang đó và thoát hoàn toàn khỏi website. Việc tỷ lệ thoát tại một trang nào đó có cao hay không còn tùy thuộc vào mục tiêu mà nhà đầu tư SEO đặt cho trang đó. Tuy nhiên, thông thường một tỷ lệ thoát cao sẽ cho chúng ta thấy nơi mà người dùng không thể tìm thấy thứ họ kỳ vọng trên site, hoặc nơi mà website đánh mất sự thu hút đối với người dùng.

Tìm hiểu thêm: Tỷ lệ thoát trang(Exit Rate) là gì ?

• Số trang trung bình phiên (Average Page Per Session). Chỉ số này chỉ cho chúng ta thấy người dùng đã đọc bao nhiêu trang mỗi khi truy cập vào trang. Nếu người quản trị website không thường xuyên cập nhật nội dung mới liên tục, chỉ số này sẽ bị kéo xuống rất thấp.

• Thời gian truy cập trang trung bình (Average Time on Page). Đây là một chỉ số đánh giá Visitors Engagemant khá phức tạp và phụ thuộc vào mục đích của trang mà nhà đầu tư SEO muốn hướng đến. Thông thường, đa phần chúng ta đều cho rằng việc gia tăng thời gian truy cập trang trung bình là việc làm có lợi cho website, giúp giữ người dùng ở trên trang lâu hơn và tương tác với website nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu người dùng có một trải nghiệm tốt trên trang, họ có thể không dành quá nhiều thời gian để đọc một trang, và dành nhiều thời gian hơn cho các trang khác trên site.

Ví dụ, nhà quản trị web có thể gia tăng thời gian truy cập trang bằng cách đưa ra một loạt các thông tin dài và khó hiểu cho người dùng để họ có thể vừa đọc vừa suy nghĩ. Tuy nhiên, nó sẽ không hiệu quả bằng việc đưa ra thông tin một cách có hệ thống và dễ hiểu để người dùng có một trải nghiệm tốt hơn.

Tìm hiểu thêm: Thời gian truy cập trang (Time on Page) là gì?

Đo lường các tương tác người dùng bằng Heatmap

Heatmap (hay Heat map) là một ứng dụng tích hợp trực tiếp trên trang web, có chức năng theo dõi tất cả các hành vi của người dùng trên trang, bao gồm vị trí xem, vị trí click chuột và vị trí di chuyển chuột đến. Với ứng dụng này, nhà quản trị website hoàn toàn có thể nắm bắt được người dùng đã làm những gì trên trang.

heatmap

Thông qua Heatmap, nhà đầu tư SEO có thể khám phá được những khu vực nào thường xuyên được người dùng chú ý và khu vực nào người dùng không click vào, để từ đó đặt các liên kết điều hướng người dùng cho phù hợp, và có một thiết kế phù hợp cho cấu trúc trang để gia tăng tối đa các tương tác người dùng trên trang.

Ngoài ra, Heatmap còn có thể giúp nhà đầu tư SEO phát hiện các liên kết có tỷ lệ click thấp trên trang. Có thể đây là những liên kết có nội dung tiêu đề không được hấp dẫn, hoặc đơn giản là những liên kết này không mấy liên quan đến nội dung mà trang đang nói tới. Từ đó, xác định phương hướng để cải thiện các internal link trong trang.

Visitor Engagement - Tương tác của người dùng

Bài viết “Visitor Engagement – Tương tác của người dùng
Tác giả: Tú DA– VietMoz SEO Junior
Ghi rõ nguồn www.dautuseo.com khi đăng tải lại bài viết này

Xem thêm các kiến thức SEO khác tại: Kiến thức SEO | Thuật ngữ SEO

Danh mục bài viết có liên quan:

Gia tăng tương tác người dùng trên trang

Add a Comment

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *